Đáng chú ý, đây cũng là mức giá thấp nhất của Bitcoin kể từ cuối năm 2020 đến nay. Trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022, mặc dù nhiều đợt biến động đã xảy ra trên thị trường crypto, chưa khi nào giá BTC giảm xuống dưới mức 26.500 USD.
Nếu tính từ đỉnh gần nhất trên khung ngày, Bitcoin đã giảm một mạch từ 31.700 USD xuống mức 25.000 USD chỉ trong vòng có 1 tuần. Với động thái mới nhất này, có thể thấy Bitcoin đã chính thức bước vào chu kỳ giảm giá.
Theo dữ liệu từ Coinglass, thị trường crypto trong 24 giờ qua ghi nhận đến hơn 500 triệu USD lệnh phái sinh bị thanh lý, dẫn đầu là các giao dịch ETH và BTC.
Cú sụp của Bitcoin cũng đã ngay lập tức phủ một màu đỏ lên toàn thị trường crypto. Ghi nhận của VietNamNet cho thấy, trong sáng 13/6, hầu hết các đồng tiền mã hóa mạnh đều đang ở trong trạng thái giảm sâu.
Hiện Ethereum - đồng tiền mã hóa thứ 2 thế giới đang dao động ở mức giá 1.375 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020 đến nay.
Các đồng tiền mã hóa mạnh như Binance Coin (BNB), Cardano (ADA) hiện có mức giảm 5%. Trong khi đó, Ripple (XRP) và Polkadot (DOT) mất đi khoảng 2,5% giá trị.
Màu xanh trên thị trường hiện chỉ tập trung vào nhóm tiền mã hóa ổn định (stablecoin) như USDT, USDC. Đây không phải điều quá bất ngờ bởi phần lớn các nhà đầu tư có xu hướng chuyển từ các tài sản rủi ro sang những đồng tiền có mức biến động thấp về giá trị.
Ở thời điểm hiện tại, đến cuối giờ sáng ngày 13/6, giá Bitcoin đang có dấu hiệu hồi phục khi tăng nhẹ từ 24.900 USD lên mức 26.000 USD. Động thái tăng giá này đến từ việc bắt đáy của một lượng lớn nhà đầu tư trên thị trường, khi giá Bitcoin đã chạm đến ngưỡng hỗ trợ.
Trọng Đạt
" alt=""/>Giá Bitcoin giảm sốc nhất 2 năm qua, thị trường crypto ngập sắc đỏ“Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đơn, thư kéo dài là do công ty chưa công khai đầy đủ việc xử lý, giải quyết đơn, thư tố cáo, phản ánh và quyền lợi người lao động để người lao động thực hiện đầy đủ quyền giám sát theo quy chế dân chủ cơ sở”, kết luận thanh tra nêu.
![]() |
Làm rõ những tố cáo về 2 dự án nhà ở của Công ty DVCI quận 2 |
Về dự án Khu nhà ở An Phú Giang, đây là dự án do Công ty Quản lý và Phát triển nhà quận 2 (Công ty nhà quận 2, tiền thân của Công ty DVCI quận 2) tự thoả thuận bồi thường, thu hồi đất của các hộ dân. Doanh nghiệp này tự ý triển khai xây dựng các hạng mục dở dang trên đất từ năm 2003 và đến năm 2005 thì ngưng.
Dự án An Phú Giang chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, diện tích đất bồi thường cho dân đến thời điểm chuyển nhượng chưa hoàn tất các thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty DVCI quận 2, chưa được giao đất, chưa được công nhận chủ đầu tư nên chưa đủ điều kiện chuyển nhượng.
Đến năm 2015, do không đủ khả năng tiếp tục thực hiện dự án nên Công ty DVCI quận 2 có kiến nghị được thoả thuận bồi thường lại diện tích đã bồi thường quyền sử dụng đất và công trình dở dang cho Công ty TNHH Kinh doanh địa ốc Minh Thông (Công ty Minh Thông) và cho doanh nghiệp này làm chủ đầu tư dự án.
UBND TP.HCM sau đó có văn bản chấp thuận chủ trương giao Hội đồng thành viên Công ty DVCI quận 2 “chỉ đạo thực hiện quyết toán toàn bộ chi phí dở dang của công ty đã đầu tư vào khu nhà ở An Phú Giang; căn cứ thẩm quyền được giao quyết định chuyển nhượng chi phí dở dang của công ty đã đầu tư vào khu nhà ở An Phú Giang theo quy định”.
Tổng giá trị quyết toán chi phí đầu tư dở dang dự án Khu nhà ở An Phú Giang theo báo cáo kiểm toán năm 2016 là 22,969 tỷ đồng. Giá trị chuyển nhượng chi phí dở dang tại dự án cao hơn giá trị đầu tư ban đầu 43,032 tỷ đồng và cao hơn giá trị ban đầu cộng lãi suất chi phí sử dụng vốn 8%/năm là 17,004 tỷ đồng.
Theo nhận định của Thanh tra TP.HCM, nội dung tố cáo về việc Công ty DVCI quận 2 chuyển nhượng chi phí dở dang dự án Khu nhà ở An Phú Giang cho Công ty Minh Thông khi chưa có chủ trương, giá chuyển nhượng không phù hợp thị trường, chậm báo cáo quyết toán… là không có cơ sở.
Người mua đất khiếu nại
Đối với Khu dân cư số 1, đường Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, đây cũng là dự án do Công ty nhà quận 2 làm chủ đầu tư. Năm 2003, Công ty nhà quận 2 và Công ty CP Đầu tư xây dựng giải trí Đại Dương (Công ty Đại Dương) ký hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận bằng tiền hoặc đất ở thương phẩm.
Do dự án Khu dân cư số 1 phải ưu tiên dành quỹ nền để bố trí tái định cư cho người dân Khu đô thị mới Thủ Thiêm nên hai bên thống nhất điều chỉnh 54.294m2 đất nông nghiệp còn lại của Công ty Đại Dương đã góp vào dự án sẽ chuyển sang hợp tác giai đoạn tiếp tại dự án Khu 2, 3, 4.
Sau đó, Công ty Đại Dương trực tiếp ký hợp đồng liên kết góp vốn đầu tư với khách hàng mua nền đất tại dự án Khu dân cư số 1. Khi dự án Khu 2, 3, 4 bị thu hồi do chậm bồi thường giải phóng mặt bằng, nhiều khách hàng đã đóng tiền cho Công ty Đại Dương khiếu nại vì không được giao đất.
Đối với công nợ 54.294m2 đất nông nghiệp của Công ty Đại Dương, Công ty DVCI quận 2 và đối tác tiếp tục đề xuất phương án giải quyết. Quận uỷ quận 2 có văn bản chỉ đạo Công ty DVCI quận 2 báo cáo UBND quận và UBND TP để xin ý kiến chỉ đạo phương án xử lý. Tuy vậy, đến nay Công ty DVCI quận 2 chưa có báo cáo UBND TP.
Về 36 căn nhà liên kế (dự án thành phần của Khu dân cư số 1), nhiều nội dung tố cáo Công ty DVCI quận 2 tại dãy nhà này như: Thực hiện dự án và bán nhà không đúng quy trình; công ty có chức năng xây lắp nhưng lại chọn nhà thầu khác thực hiện dự án; bán nhà liên kế không qua đấu giá; bán nhà cho lãnh đạo công ty để những người bán lại trục lợi… qua thanh tra, Thanh tra TP.HCM cho rằng các nội dung tố cáo này không có cơ sở.
Tuy nhiên, Thanh tra TP.HCM xác định Công ty DVCI quận 2 phê duyệt dự án đầu tư 36 căn nhà phố liên kế trước khi có quyết định của UBND TP về công nhận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư là chưa đúng quy định.
Hoạt động công ích không có lãi, lợi nhuận chính từ kinh doanh BĐS? Một trong số những nội dung tố cáo Công ty DVCI quận 2 là hoạt động công ích không có lãi, lợi nhuận chính đến từ hoạt động kinh doanh BĐS. Về việc này, Công ty DVCI quận 2 cho hay, đã hạch toán, báo cáo tài chính, theo dõi doanh thu, chi phí trực tiếp cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng hoạt động. Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của 2 hoạt động này, công ty đã tạm phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả cho thấy hoạt động công ích mang lại lợi nhuận, như năm 2017 lãi 11,29 tỷ đồng, năm 2018 lãi 0,15 tỷ đồng. Trong khi đó, kinh doanh BĐS năm 2017 lỗ 6,88 tỷ đồng, năm 2018 lãi 13,71 tỷ đồng. Tuy vậy, Công ty DVCI quận 2 cho rằng, số liệu trên chưa phản ánh thực chất hiệu quả hoạt động kinh doanh BĐS vì chỉ có 1/ 2 dự án đã quyết toán dự án, dự án còn lại khách hàng thanh toán theo tiến độ hợp đồng. |
- Thanh tra TP.HCM sẽ tiến hành thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh từ năm 2016 nay.
" alt=""/>Làm rõ tố cáo về 2 dự án BĐS của Công ty Dịch vụ công ích quận 2Các nhà trường có phòng y tế được trang bị các thiết bị y tế cấp cứu ban đầu, cơ số thuốc phục vụ học sinh như hạ sốt, thuốc giảm đau, bông băng, gạc, cồn…. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho học sinh về phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, tác hại của thuốc lá, đồ uống có cồn tới sức khỏe, giáo dục sức khỏe giới tính, tâm lý học đường, tai nạn thương tích. Công tác giáo dục vệ sinh cá nhân đặc biệt là học sinh mầm non, vệ sinh môi trường trong trường học, đào tạo năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học đường cũng được ngành y tế Bắc Ninh quan tâm.
Năm học 2023-2024, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các nội dung hoạt động của Kế hoạch triển khai công tác y tế trường học.
Theo Nguyễn Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, hiện nay các trung tâm y tế, trạm y tế trên toàn tỉnh Bắc Ninh đều có cán bộ phụ trách công tác y tế học đường. Nhà trường đều bố trí cán bộ y tế chuyên trách hoặc giáo viên, nhân viêm kiêm nhiệm công tác y tế trường học làm đầu mối phối hợp với trạm y tế tế, trung tâm y tế để triển khai nhiều công tác y tế trường học.
Tuy nhiên, công tác y tế trường học còn nhiều hạn chế do về nhân lực. Theo báo cáo tổng kết y tế học đường năm học 2022-2023, tổ chức vào cuối tháng 8/2023 vừa qua, cán bộ y tế học đường hiện nay “quá bận”. Họ còn phụ trách nhiều công việc khác và không có chuyên môn y tế. Vì vậy, khi có tình huống khẩn cấp cần sơ cứu ngay tại chỗ gặp khó khăn, có thể dẫn đến các tình huống đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt, một số trường xa cơ sở y tế.
Hiện nay, Bắc Ninh chưa xây dựng và tổ chức được chương trình đào tạo riêng biệt cho các đối tượng tham gia công tác y tế trường học. Trong năm học 2022-2023, qua kiểm tra công tác y tế trường học nhiều trường tư thục chưa có phòng y tế, các trường có phòng y tế đôi khi nhân viên y tế kiêm nhiệm, không có chuyên môn nên hiệu quả chăm sóc y tế chưa được như mong muốn.
Năm học 2023-2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn về chăm sóc sức khỏe học đường. Ngoài ra, trung tâm phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học đường theo phân cấp.
Sở Y tế cũng yêu cầu trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố bố trí đủ nhân lực phụ trách công tác y tế trường học theo quy định. Các cơ sở giáo dục phải ký kết quy chế phối hợp đảm bảo y tế trường học gắn với y tế cơ sở.